Nhà tre chống ngập úng

 
Nhà ở sinh thái

Thông tin chung :

Tên dự án: Nhà tre chống ngập úng
Địa điểm: Xã Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội
Tư vấn thiết kế: Công ty cổ phần Những Kiến trúc sư H&P – H&P Architects Jsc.
Quy mô công trình: diện tích sàn: 44 m2
Hoàn thành: Tháng 09 năm 2013
Nhà ở sinh thái
Mặt bằng và mặt cắt công trình
Công trình được thiết kế và thi công thí điểm tại xã Cổ Nhuế, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.  Mục đích chính của công trình là tạo ra một ngôi nhà có thể thích nghi được với điều kiện thời tiết của Viêt Nam mà cụ thể là các trận lũ lụt lớn hàng năm ở các vùng đồng bằng có địa hình trũng.
Nhà ở sinh thái
Các chi tiết được sử dụng trong công trình

Công trình có thể tổ hợp từ 1 hoặc nhiều module nhỏ khác nhau, mỗi module có kích thước là 3,3m x 6,6m. Sàn nhà nằm cao hơn hẳn so với mặt đất, thang gỗ cũng chính là bước đệm để đi vào nhà. Khu vực bên dưới có thể được sử dụng để làm kho hoặc làm chỗ trú cho động vật, nhưng sẽ cho phép nước đi qua trong trường hợp có lũ lụt. Bên trong là 2 khoảng không gian chính: phòng sinh hoạt chung ở giữa, và không gian tầng lửng (tại cốt cao độ 3200) phía trên. Nội thất của ngôi nhà hoạt động như một không gian đa chức năng, có thể đáp ứng các mục đích sử dụng khác nhau như nhà ở, giáo dục, y tế, hay sinh hoạt cộng đồng.
Nhà ở sinh thái
Không gian tầng lửng
 

Các bức tường gấp ra phía ngoài để thông gió cho ngôi nhà, cùng những phần cửa mái có thể được mở, đóng linh hoạt, tùy theo điều kiện thời tiết và nhu cầu sử dụng.

Nhà ở sinh thái
Không gian nội thất của ngôi nhà



Cấu trúc của một module rất chắc chắn, chúng được lắp ráp từ nhiều tấm tre khác nhau,và được liên kết bằng bu-lông hoặc các vật liệu gắn kết khác. Cấu trúc này đủ vững chắc để chống chịu nước lũ cao 1,5 mét, và các kiến trúc sư hiện đang kiểm nghiệm khả năng chống chịu nước lũ cao 3 mét của công trình.Sư vững chắc của kết cấu tre được thể hiện cụ thể qua công trình là minh chứng sinh động cho việc phát triển nhà ở theo phong cách bản địa.
Nhà ở sinh thái
Sơ đồ bóc tách các cấu kiện theo dạng module
           
Công trình được xây dựng trong vòng 25 ngày, và người dân hoàn toàn có thể tự xây. Chúng còn có thể được sản xuất hàng loạt bằng các mô-đun với tổng chi phí mỗi căn là 2500$.
Nhà ở sinh thái
Sơ đồ bóc tách các cấu kiện theo dạng module

Công trình sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương, đây là một ví dụ điển hình cho những thiết kế đề cao sự hòa hợp giữa kiến trúc và môi trường. Ngôi nhà có thể giữ cho mọi người được an toàn trong những tình huống xấu do thiên tai, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và tiết kiệm chi phí xây dựng.
Nhà ở sinh thái
Hệ thống tường xanh giúp công trình gần gũi môi trường xung quanh
Nhà ở sinh thái

Đây sẽ là ví dụ tham khảo rất tốt cho các KTS nhằm tạo điều kiện cho người dân thu nhập chưa cao có thể tiếp cận với thiết kế Kiến trúc. Đặc biệt rất bổ ích cho các bạn sinh viên, khi mà xu hướng kiến trúc bền vững đang là xu thế của thời đại, và chúng ta có thể sử dụng công nghệ lowtech để tiếp cận và đem chuông đi đánh sứ người ở các cuộc thi như Kiến trúc xanh,Future Arch...

KTS. Phạm Văn Chinh biên tập từ www.Homeclick.vn và www.designboom.com

Nguồn tham khảo: 
http:
http://www.designboom.com/architecture/flood-resistant-blooming-bamboo-home-by-hp-architects/
http:// homeclick.vn

Cập nhật  (18 /06/2014 ).
Previous
Next Post »
Thanks for your comment